Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Hấp dẫn hồ Khe Chão, Bắc Giang

Không chỉ là công trình thủy lợi lớn cung cấp nước tưới cho vài trăm ha đất nông nghiệp của huyện vùng cao Sơn Động (Bắc Giang), hồ Khe Chão ở xã Long Sơn còn được biết đến là một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. 
Vẻ đẹp tự nhiên của vùng sơn thủy hữu tình này đang ngày càng hấp dẫn du khách...

Hồ Khe Chão thuộc địa bàn thôn Tẩu, nằm ngay dưới chân đèo Hạ My và cách thị trấn An Châu khoảng 25 km. Hồ có diện tích mặt nước 27 ha, diện tích lưu vực nước hơn 6,5km2 với 1 triệu 287 m3 nước cung cấp nước tưới cho 264 ha đất nông du lich teambuilding, lâm nghiệp trong vùng. Tạo nguồn sinh thủy cho hồ là khu rừng tự nhiên bao bọc với diện tích 636,6 ha, được khoanh nuôi bảo vệ nghiêm ngặt từ hàng chục năm nay. Khu rừng này hiện được giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Sơn Động khoanh nuôi, bảo vệ. Rừng ở đây có nhiều loài cây gỗ quý như: Sến, táu, de, dẻ, dổi; nhiều cây có đường kính từ 30  đến 40 cm. Nơi đây có nhiều loài động vật sinh sống như: Lợn rừng, hươu nai, sóc, cò, diệc…

Đến hồ Khe Chão, du khách có thể sử dụng thuyền du lịch tham quan một vòng vùng quanh hồ. Trong nắng mai, con thuyền lướt nhẹ trên mặt hồ. Phía xa xa là những dãy núi nhấp nhô ẩn hiện trong làn sương mỏng. Nước hồ trong xanh in bóng mây trời; bất chợt đàn vịt trời từ dưới mặt nước bay vụt vào không gian cất lên những âm thanh ríu rít. Sau khi thưởng ngoạn phong cảnh sơn thủy hữu tình, du khách có thể tham gia với các loại hình vui chơi giải trí khác như: bơi, lặn, đạp ngỗng nước, dã ngoại cắm trại trên rừng... Một thú vui khác của nhiều người khi đến hồ Khe Chão là câu cá.

Là hồ rộng, nước sâu, nơi đây có nhiều cá to nên không ít thợ câu trong và ngoài tỉnh thường tìm đến, nhất là vào mùa hè hoặc các dịp lễ tết. Cá câu được có thể nhờ nướng ngay tại hồ. Nếu bạn không có tài câu cá thì có một cách khác là mua cá đánh bắt tại đây để thưởng thức cùng với thứ rượu men lá mang đậm bản sắc vùng cao.

Được biết, để quảng bá hình ảnh du lịch hồ Khe Chão và tạo không khí vui tươi trong nhân dân du lich vung tau, vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2-9 hàng năm, UBND xã Long Sơn thường tổ chức lễ hội với các loại hình như: Đua thuyền, đua mảng trên hồ và đánh bóng chuyền tại đây. Năm nào các đơn vị thị trấn Thanh Sơn, xã Thanh Luận, Công ty TNHH một thành viên 45 (Sơn Động) và nhân dân xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) cũng tới tham gia đua tài tranh giải tạo nên không khí lễ hội náo nhiệt cả một vùng.

Không chỉ được hòa mình cùng thiên nhiên, tới hồ Khe Chão du khách có thể tìm hiểu nét văn hóa trong đời sống của các dân tộc như: Dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Chí, Cao Lan, Mường và Hoa ở tại địa phương này. Một địa điểm mà du khách thường tới thăm là di tích lịch sử văn hóa như đình Lục Liễu (thôn Lục Liễu) thờ tướng quân Đào Khai Trân Ngọc (di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh). Đình Lục Liễu còn lưu giữ được hai đạo sắc phong dưới đời vua Khải Định năm 1917 và 1924 cho Đào Khai Trân Ngọc do ông có nhiều công lao trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ vùng biên giới phía Đông Bắc của Tổ quốc.

Để ghi nhận công ơn ấy, nhân dân địa phương đã xây dựng ngôi đình thờ ông cùng hai vị đức thánh Cao Sơn, Quý Minh làm thành hoàng làng. Hàng năm vào ngày 15 tháng riêng âm lịch, UBND xã Long Sơn lại long trọng tổ chức lễ hội truyền thống để tưởng nhớ những vị thần,du lich thai lan vị tướng có công lao bảo vệ dân làng và đất nước. Trong lễ hội, ngoài phần tế lễ còn có các trò chơi dân gian như: Thi hát tuồng, hát đối đáp, đánh đu, đấu vật và cờ tướng.

Cùng với Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, hồ Khe Chão đang kết nối các điểm du lịch trong vùng. Anh Ngọc Văn Dân, Phó Chủ tịch UBND xã Long Sơn cho biết: "Hàng năm, có hàng nghìn du khách đến tham quan thắng cảnh hồ Khe chão, nhiều nhất vẫn là vào mùa hè và những ngày nghỉ cuối tuần…". Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hồ Khe Chão rất rộng mở.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy điểm du lịch này còn chưa được đầu tư quy mô và chưa có nhiều loại hình du lịch giải trí, nghỉ dưỡng đáp ứng với nhu cầu của khách tham quan. Mong rằng trong tương lai không xa, Khe Chão sẽ được các cấp chính quyền,du lich phu quoc ngành chức năng, nhất là các tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư xứng tầm để trở thành điểm du lịch hấp dẫn không chỉ của huyện vùng cao Sơn Động.


Du Lich TeamBuilding

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Thăm khu resort bên sông Tiền

Du lịch đồng bằng đang phát triển. Đường cao tốc TPHCM - Trung Lương thông xe, cầu Rạch Miễu nối đôi bờ sông Tiền đã tạo thêm cú hích cho du lịch đồng bằng, trong đó Bến Tre được hưởng lợi nhiều nhất.
Không bỏ lỡ cơ hội, du lịch Bến Tre đã chuyển mình đi lên mà sự ra đời của khu resort hiện đại bên bờ sông Tiền mang tên “Forever Green Resort” là một câu chuyện điển hình.

Bất ngờ Phú Túc

Tôi có người bà (em ruột của ông ngoại) lấy chồng về ấp Phú Khương, xã Phú Túc, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cách nay hơn 10 năm, khi bà tôi mất,du lich campuchia tôi đã đưa má tôi đi Phú Túc viếng bà bằng xe gắn máy.

Qua phà Rạch Miễu, tôi chạy cặp theo dòng sông Tiền về phía thượng lưu, đường càng lúc càng xấu. Đường đá đỏ đã trôi hết lớp đá, trơ lớp đất đen, gặp lúc trời mưa trơn trợt, tôi phải căng tay, căng mắt để không té ngã. Con đường chỉ vừa đủ cho 2 chiếc xe gắn máy tránh nhau.

Ở nhiều đoạn chuối, mía mọc sát mép đường, chạy xe không khéo là bị cây kéo ngã. Cây cầu Kinh Điều bắc bằng 2 thân dừa, đóng ván cách quảng, tôi phải chờ thật lâu để nhờ một người dân tại chỗ chạy xe qua giúp. Cứ vậy, má con tôi đã vượt qua hơn 10 cây số để đến đám ma của bà. Bận về, tôi không đủ can đảm để đi lại con đường khổ ải đó nên đã thuê đò để chở cả xe và người chạy dọc theo sông Tiền về thẳng TP.Mỹ Tho.

Mới đây, tôi đã đưa má tôi trở lại Phú Túc để dự đám cưới người cháu. Mọi chuyện bây giờ đã khác hẳn, mười mấy năm trước má con tôi có nằm mơ cũng không thấy được. Từ TP.Tân An, tôi “lên” đường cao tốc, chỉ mất  20 phút là tới cầu Rạch Miễu du lich da lat. Qua cầu quẹo phải, tôi chạy thêm 8 cây số trên đường nhựa phẳng lỳ hoặc đường đã làm xong nền hạ đang chờ cán nhựa, là tới nơi. Tính tổng cộng tôi chỉ mất 40 phút để đi từ Tân An tới Phú Túc, đoạn đường mà tôi từng mất gần 3 giờ để đi trước đây. Nhưng đó không phải là điều bất ngờ lớn nhất khi tôi về Phú Túc lần này.

Du lịch xanh

Đến Phú Túc, tôi được nghe những người quen trầm trồ về một dự án du lịch ở gần sát bên nhà, một khu resort mà theo mô tả của họ là “trong đời chưa từng thấy”. Máu nghề nghiệp nổi lên, tôi xách “đồ nghề” đến khu resort. Khu du lịch mang tên “Forever Green Resort” vẫn còn đang xây dựng, chưa đưa vào khai thác. Những người có trách nhiệm ở đây tiếp tôi nhiệt tình hơn là tôi mong đợi. Anh Nguyễn Thanh Vũ (phụ trách kinh doanh) đã điều ngay 1 xe điện tới để chở tôi đi khắp khu dự án. Ngồi trên xe, anh Vũ giới thiệu: “Đây là một khu nghỉ dưỡng cao cấp được hình thành nên từ chính những nét đặc trưng sẵn có nơi đây, mang lại cho du khách cảm giác “về với thiên nhiên”.

Dự án có vốn đầu tư 50 triệu USD với tổng diện tích 21ha và được chia thành 4 khu A, B, C và D. Resort khi hoàn thành sẽ cung cấp đầy đủ các dịch vụ theo tiêu chuẩn 5 sao như khách sạn, bungalow, nhà hàng, spa, phòng hội nghị, hồ bơi, karaoke, hát với nhau, xem đờn ca tài tử, biểu diễn nghệ thuật... Với lợi thế nằm dọc theo bờ sông Tiền lộng gió, “Forever Green Resort” còn tạo nên sự khác biệt và độc đáo cho riêng mình bằng các dịch vụ giải trí đa dạng như: Câu cá, du thuyền, đi thuyền xem đom đóm trong đêm...

Xe điện chạy trong những “hành lang” làm bằng cây gừa, cây sanh qua các khu A, B với những biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp, những khu vườn mà mỗi phiến đá được nhập về từ Nhật Bản có giá hàng tỉ đồng. Xen kẻ là những vườn cây ăn trái giữ nguyên nét “miệt vườn” Nam Bộ, được chăm sóc chu đáo du lich nha trang. Du khách đến đây sẽ được sống đời sống dân dã của người dân miệt vườn như: Hái trái cây, câu cá, bơi xuồng, đốt lửa trại, nhưng lại được phục vụ với những tiện nghi “5 sao” không thua kém bất cứ resort cao cấp nào trên thế giới.

Đem thế giới về quê nhà

Bà Trương Thị Nhi - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty TNHH Thương mại Lô Hội - là người con sinh ra ở quê hương xã Phú Túc. Dù đi làm ăn và thành đạt nơi xa, nhưng bà Nhi luôn hướng tình cảm về nơi chôn nhau cắt rốn. Với cây cầu Rạch Miễu, bà đã thấy cơ hội làm ăn trên quê hương. Cầu vừa hoàn thành, bà đã “kéo” dự án về đầu tư với mong muốn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại quê nhà. Về nguồn du khách cho “Forever Green Resort”, bà Nhi cho biết, doanh nghiệp của bà là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam của Tập đoàn FLP hiện có mặt ở gần 150 nước trên thế giới. Chỉ với nguồn du khách đến từ các nhà phân phối của tập đoàn cũng đã khá phong phú. Từ lượng khách dồi dào này, bằng uy tín và chất lượng phục vụ, khu resort này sẽ nhanh chóng được biết đến trong và ngoài nước.   

Với khu du lịch hiện đại nằm bên bờ sông Tiền, xã “vùng sâu vùng xa” Phú Túc chỉ một vài tháng nữa thôi sẽ tấp nập du khách trong và ngoài nước. Ông Cao Thanh Triều – Phó Chủ tịch UBND xã Phú Túc – cho biết, trong chiến tranh, vùng đất Phú Túc bị bom đạn tàn phá xơ xác, cái nghèo vẫn còn đeo bám nhiều hộ dân.

Khu du lịch “Forever Green Resort” hình thành sẽ thu hút khoảng 500 lao động tại chỗ,du lich teambuilding cùng với lượng du khách lớn từ khắp nơi đến nghỉ ngơi sẽ tạo thêm cơ hội cho người dân nơi đây sản xuất, kinh doanh, giúp kinh tế địa phương phát triển.

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Những gánh hàng rong trên phố Sài Gòn

Bạn có thể đã sống ở Sài Gòn lâu năm, cả chục năm hoặc hơn thế nữa, nhưng chắc chẳng mấy khi hoặc chưa một lần bạn bỏ hẳn một ngày thong dong thả bộ từ con phố này sang con phố khác, trong cái nắng Sài Gòn rồi tấp vào quán bên đường khi gặp cơn mưa bất chợt. Đi "lang thang" như thế, bạn sẽ bắt gặp một "Sài Gòn trên những đôi quang gánh".

Đó là những mảng nhỏ trong bức tranh đô thị đầy ắp sắc màu và thừa mứa âm thanh không thể hiện "tầm vóc hiện đại" của cái thành phố chen chúc cao ốc này nhưng chính là nét sinh hoạt đời thường rất riêng, lặng lẽ trong lòng phố Sài Gòn.

Cái điều mà chúng tôi tự cho là một "phát hiện mới" của mình - có thể rất "xưa" với người khác - là những đôi quanh gánh ấy không chỉ phục vụ cho người dân thành phố mà trở thành tâm điểm tò mò của du khách nước ngoài khi rong chơi phố xá Sài Gòn.

< Khách du lich nước ngoài chụp ảnh một gánh hàng rong trên đường Lê Lợi.

Và điều thú vị hơn là chỉ loanh quanh khu vực quận 1 và quận 3 có chúng tôi đã gặp gần 100 người mưu sinh với chiếc đòn gánh trên đôi vai, hai chiếc thúng hoặc nồi niêu đựng thức ăn.

Bắt đầu từ công viên Tao Đàn chúng tôi theo đường Trương Định đến ngã tư Võ Văn Tần, rẽ qua hồ Con Rùa, vòng sang khu quảng trường Công xã Paris rồi xuôi về hướng dinh Thống Nhất... bắt gặp những hình ảnh mưu sinh linh hoạt, đầy thú vị.

< Hàng bánh bột chiên trên đường Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TPHCM.

Vừa ngang qua đường Phạm Ngọc Thạch đã gặp gánh hàng rong của một phụ nữ rất trẻ, nói rặt tiếng miền Nam,xem du lich nha trang. Đó là đôi quang gánh được che bọc ni-lông rất kỹ để tránh bụi bặm đường phố. Chỉ trong không gian chật hẹp, chị đã có thể vừa pha bột với thùng bột mang theo, chiếc lò than chiên bánh được che bằng vỏ thùng giấy các tông.

Đầu gánh bên kia sắp những chiếc bánh đã chiên xong. Người đàn bà vô danh trong lòng thành phố Sài Gòn ấy đã thức dậy từ rất sớm ở một con hẻm nhỏ tận quận 10, tất tả  gánh gồng "tiệm bánh" của mình tới địa điểm quen thuộc hàng ngày của mình bắt đầu một ngày bươn chải mưu sinh.

< Gánh hàng sữa đậu nành, nước sâm lạnh, món giải khát cho người bình dân.

Còn trên đường Lê Duẩn, ngay khu công viên lại là gánh hàng rong của một người phụ nữ khác. Chị bán cơm chiên dương châu, có hộp xốp cho khách đi đường mua hàng. Gánh hàng rong của chị đặt ngay bên vệ đường, nằm lọt xuống lòng đường. Thoáng chốc, chị lại để cả gánh hàng lên vai, thoăn thoắt bước chân đến một địa điểm đông người khác.


< Một du khách hỏi mua hàng của bà Tin.

Tại công viên Bạch Đằng, nơi rất nhiều du khách dừng chân cũng là điểm tập trung của những gánh hàng rong. Những cụ già và cả những cô gái trẻ gánh hàng đến khu vực này rồi liên tục di chuyển từ điểm này đến điểm kia dễ dàng, mau chóng,xem du lich thai lan. Cách chọn lựa địa điểm bán hàng tạo thuận lợi cho khách, còn đôi chân của họ thì mỗi ngày đi qua không biết bao nhiêu cây số trên những con phố Sài Gòn.

< Mua chiếc kem nhỏ cho một buổi đi chơi.

Hè phố Lê Lợi có rất nhiều du khách dạo chơi, cũng là điểm thu hút những người làm đủ thứ nghề với vốn liếng nho nhỏ để tồn tại. Họ bán tiền cổ, hộp quẹt kiểu xưa, những chiếc áo phông và mũ vải có  in cờ Việt Nam, và có cả một  ông thợ ngồi yên gần góc chợ Bến Thành chỉ với công việc là khắc chữ lưu niệm cho du khách trên những vật dụng như hộp quẹt, cây viết hoặc thứ gì đó có thể khắc lên được mà khách mới mua cũng ngay trên con phố Lê Lợi.

Và tất nhiên, con đường Lê Lợi này cũng mang đậm nét quang gánh Sài Gòn. Bà cụ Tin đã  67 tuổi, quê ở một tỉnh tận miền Bắc, cho biết cụ đã quang gánh như thế hơn tám năm và thường chỉ loanh quanh ở đường Lê Lợi. Cụ mặc chiếc áo xanh lốm đốm hoa. Cụ cần mẫn nướng những chiếc bánh bột bằng chiếc lò đặt một đầu gánh. Hình ảnh cụ nướng bánh giữa phố phường náo nhiệt ấy gây sự tò mò của nhiều du khách đang rong chơi trên con đường nhộn nhịp nhất Sài Gòn. Bên cạnh đó là hàng trái cây của một phụ nữ rất trẻ. Ngồi bên cạnh đôi quang gánh ấy, người phụ nữ chống cằm nhìn con phố đang trôi qua.

Sáng, chiều, sớm, tối và cả ngày nắng hay ngày mưa. Phố Sài Gòn điểm xuyết những đôi quang gánh của đủ mọi con người từ mọi vùng miền đất nước tạo nên nét riêng cho con phố. Có người từng nói là sống ở Sài Gòn, chỉ cần chịu khó là có thể sống được. Với chiếc đòn gánh trên vai, biến đôi quang gánh thành một “cửa hàng” bằng số vốn nghèo nho nhỏ, những người phụ nữ ngược xuôi trong lòng phố ấy tần tảo dưới nắng mưa vì cuộc sống gia đình.

Nhà văn Mỹ E.Shillue đã viết một câu thú vị: “Bà bán hàng rong mang trên vai một vật lãng mạn nhất ở phương Đông - cái đòn gánh...”. Từ nông thôn, đôi quang gánh đã ra phố trong rộn ràng của những tiện nghi, và tồn tại một cách hài hòa trong lòng đô thị Sài Gòn.
TAG:teambuilding

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Những món ăn 'vua' ở Nha Trang

Khánh Hoà có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên biển. Nguồn tài nguyên giàu có này đã mang đến cho mảnh đất này vô vàn món ăn ngon, trong đó có không ít những món ăn chỉ từng dành cho các vị vua chúa.

Yến sào Khánh Hòa 

Yến sào, chữ Hán là tổ của chim yến, được làm hoàn toàn bằng nước bọt của chim yến,xem du lich teambuilding. Ngày xưa, tổ yến là vật quý được dâng vua và chỉ các nhà vương giả mới đủ tiền mua.

Có một điều may mắn, Khánh Hòa lại là nơi chim yến làm tổ nhiều nhất ở Việt Nam (hàng năm, Khánh Hòa thu được khoảng hơn 2 tấn tổ yến so với 600 - 700kg/năm ở Bình Định và Đà Nẵng). Để có được sản lượng tổ yến trên, Khánh Hòa đã hội đủ 3 yếu tố: thiên thời, địa lợi và nhân hòa.

Yến sào có tác dụng làm trong sạch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể con người, những bệnh nhân lao phổi nặng, yến sào có khả năng phục hồi và tiêu trừ sạch mầm bệnh cho bộ phổi. Đồng thời, yến sào là phương thuốc hiệu quả, giúp da giữ vẻ tươi mát, mềm mại nhờ chức năng kích thích tái tạo tế bào làn da.

Món yến sào ăn bất cứ giờ giấc nào trong ngày, không phải hạn chế như các món ăn khác, đòi hỏi nhiệt độ nóng hay lạnh mới ăn được, có thể sử dụng trong trạng thái nóng, nguội, lạnh mà không có tác dụng xấu. Nếu có đủ điều kiện nên ăn thường xuyên, ít nhất 3 lần trong mỗi tuần lễ. Theo lời khuyên của các nhà nghiên cứu, tốt nhất nên ăn yến sào vào lúc dạ dày trống rỗng, hoặc buổi tối, trước khi đi ngủ, hoặc dùng 1 chén súp yến sào lúc sáng sớm (khoảng 30 phút trước khi ăn điểm tâm).

Khi ăn chén chè yến Khánh Hòa, bạn sẽ cảm nhận thấy một mùi vị thơm ngon đặc trưng rất khó diễn tả mà không tổ yến nơi nào có được. Chính vì mùi vị thơm ngon mà tổ yến Khánh Hòa được phong “vua” và giá cả luôn ở mức cao nhất thế giới (tài liệu của CITES, 1994).

Nem Ninh Hòa Khánh Hòa

Nem nướng Ninh Hòa được làm từ nguyên liệu thịt đùi heo còn nóng hôi hổi khi vừa xẻ thịt xong. Thịt được giã nhuyễn bằng máy và giã sơ lại bằng chày tay rồi ướp gia vị. Hỗn hợp thịt này được quấn quanh chiếc đũa nướng trên than hồng,xem du lich campuchia. Mùi thơm lừng tỏa ra nhờ các gia vị và hương liệu. Khi nem chín vàng, đầu bếp cắt thành nhiều miếng nhỏ và dài cho dễ gói.

Nem nướng ăn kèm thường là bánh hỏi và bún. Cùng vài miếng bánh tráng cuốn tròn chiên giòn rụm. Rau ăn với nem nướng không thể thiếu xà lách, rau húng, chuối chát, hẹ lá và nhiều loại rau rừng chỉ có ở miền Trung.

Đây là món ăn dân dã nhưng cũng không kém phần sang trọng. Vì thế, khi ăn, người ta lấy mỗi thứ rau một vài lá rồi cuốn với bánh tráng và bánh hỏi, bánh tráng chiên giòn kẹp với một miếng nem nướng chấm với nước chấm. Nước chấm được chế biến rất đặc biệt gồm nước mắm nhỉ được pha loãng nêm gia vị và tỏi, ớt, đậu phộng rang giã nhuyễn, có vị hơi ngọt và sền sệt. Rau có đủ vị chua, chát, cay, đắng, thơm,... hòa với nước chấm hương vị là lạ, thơm và béo.

Nem Ninh Hòa là đặc sản của tỉnh Khánh Hòa rất phổ biến ở vùng này. Nhiều người phải nếm thử nem nướng khi đặt chân đến Ninh Hòa hay Nha Trang.

Tôm hùm Bình Ba Khánh Hòa

Bình Ba là một ốc đảo nằm ngay cửa vào vịnh Cam Ranh, ngư trường ở đây tạo ra những giống tôm hùm bông xanh có hương vị rất riêng và khá đặc biệt, trở thành một trong những món đặc sản trứ danh của tỉnh này.

Thịt tôm hùm ngon nên chế biến món ăn kiểu gì cũng rất tuyệt. Loại tôm hùm bông xanh ở Bình Ba nếu đem nấu cháo sẽ có hương vị ngon đặc biệt.

Muốn nấu cháo tôm hùm ngon, người ta phải chọn loại gạo dẻo, nếu được gạo nàng thơm Chợ Đào, Long An thì “hết sẩy”. Nấu món này không mất nhiều công. Vo gạo nấu cháo, tôm hùm lóc thịt để riêng (nhớ giữ lại vỏ và luộc chín để trang trí sau khi múc cháo ra tô cho hấp dẫn, nhất là khi đãi khách), phi hành mỡ rồi bỏ thịt tôm vào tao sơ cho có màu đỏ đẹp.

Cháo gần chín, bỏ thịt tôm vào (nếu muốn cháo ngọt hơn có thể cho thêm nghêu sống, bỏ vào nồi cháo trước khi cho thịt tôm) và cho gia vị, nêm nếm vừa ăn. Nhắc cháo xuống, cho hành lá xắt nhỏ, ngò, cho ít tiêu xay vào, ăn nóng. Lúc này bạn đã có nồi cháo thơm ngậy với màu đỏ của thịt tôm, màu vàng nhẹ của mỡ phi, màu xanh của hành ngò.

Sò huyết Thủy Triều

Sò huyết Thủy Triều nổi tiếng ở Khánh Hòa và được nhiều người biết đến bởi thịt ngọt, lành có một không hai,xem du lich thai lan. Dù không nổi danh như các món ngon khác, song với hương vị và giá trị dinh dưỡng cao, sò huyết sứng đáng xếp vào danh sách các món ăn thuộc hàng "hải sản vua".

Ở Thủy Triều, người ta vẫn duy trì việc khai thác sò huyết bằng phương pháp thủ công. Khi triều xuống, người ta mang thúng nan lội bùn bắt sò. Khi chân đạp trúng sò, dùng các ngón chân quặp chặt rồi từ từ đưa lên, bàn tay thò xuống bắt con sò bỏ vào thúng. Có người dùng cào đề tìm sò. Khi sò nổi lên, người ta nhặt cho vào giỏ.

Sò bắt về, phải ngâm trong nước lạnh khoảng 1-2 giờ để sò nhả sạch bùn đất. Sau đó, dùng bàn chải cứng chà rửa sạch bên ngoài vỏ. Nếu mua sò, phải chọn sò huyết tươi sống. Sò tươi sẽ thò lưỡi ra ngoài để bò, thấy sò há miệng, khi lấy  tay sờ thì miệng sò khép lại, là sò còn sống. Nếu mua phải sò đông lạnh hoặc sò có mùi hôi thì chế biến món ăn sẽ không ngon, không còn mùi thơm đặc trưng của nó

Theo y học cổ truyền, thịt sò huyết có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc có tác dụng bổ huyết, chữa được nhiều chứng bệnh như huyết hư, thiếu máu,… Trong sò huyết có nguồn chất đạm phong phú, chứa nhiều khoáng chất, nhiều vitamin… có giá trị dinh dưỡng cao giúp tăng cường sức chịu đựng dẻo dai cho cơ thể.

Thịt và vỏ sò cũng đều là dược liệu. Vỏ sò đem rửa sạch, đập vụn, cho vào nồi trát kín, nung đến khi vỏ đỏ hồng. Sau khi nguội, tán nhỏ, rây thành bột mịn,xem du lich nha trang. Ngoài hàm lượng dinh dưỡng cao, lại thêm thịt thơm ngon nên sò huyết được dùng làm món đặc sản tại các nhà hàng, các khách sạn và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Lạ lùng lạp xưởng tôm Cần Giuộc

Đất Cần Giuộc ngoài món mắm còng ra có món lạp xưởng tôm tươi từ lâu đã là một thương hiệu khá nổi tiếng. Tuy lạp xưởng làm từ tôm không chỉ riêng ở Cần Giuộc nhưng có lẽ nhờ giống tôm đất của vùng này đã góp phần làm cho thứ lạp xưởng tại đây ngọt và ngon vào hàng nhất nhì đất Nam bộ.Xem du lich campuchia

Có người cho rằng lạp xưởng tôm là một biến tấu của lạp xưởng heo để cho phù hợp với người ngại tăng chỉ số cholesterol bởi thành phần tôm chiếm tới 60%, thịt nạc 20% và mỡ chỉ còn dưới 20%. Nhưng lạp xưởng tôm khó làm hơn lạp xưởng heo ở chỗ, phải dùng nguyên liệu thật tươi, chế biến thật kỹ thì lạp xưởng mới ngon, mùi tôm còn giữ nguyên và có độ dai nhất định.
Tôm thì chọn tôm đất cỡ lớn, sau khi chế biến sẽ có màu vàng pha hồng đẹp và vị ngọt thật đậm đà. Tôm đất sau khi lột vỏ, lấy hết chỉ lưng, quết chung với các loại gia vị. Đặc biệt, không thể thiếu tiêu sọ, một nửa giã nhỏ, một nửa để nguyên hạt trộn với hỗn hợp để khử mùi tanh của tôm và khi nướng lạp xưởng mới dậy mùi thơm.Xem du lich teambuildinh

Một vài nơi ở Sóc Trăng, Trà Vinh khi chế biến còn ướp qua chút rượu Mai Quế Lộ để lạp xưởng có mùi thơm đặc trưng và bảo quản lâu hơn. Nhưng người Cần Giuộc lại có cách bảo quản độc chiêu hơn, bằng cách dùng nước dừa tươi để luộc lạp xưởng dưới lửa riu riu cho đến khi nước dừa rút hết vào trong lạp xưởng rồi cất vô tủ lạnh. Món lạp xưởng chưng… nước dừa này không những có thể để lâu trong vòng từ 3 – 4 tháng, mà còn trông đẹp hơn, vị cũng thơm hơn.xem du lich thai lan

Lạp xưởng tôm còn có thể dùng tươi bằng cách nướng trên bếp than hay lăn (chiên) với nước, mà nước dừa thì càng ngon. Cho nước vào xăm xắp canh lửa nhỏ rồi dùng đũa trở đều cho đến khi cạn nước thì chiếc lạp xưởng cũng đã chín vàng. Có người còn cho rằng lạp xưởng tôm tươi để ít ngày cho lên men sẽ có hương vị như nem chua, nhưng lại có cái ngọt béo của lạp xưởng, ăn ít ngán mà đưa cay cũng rất tuyệt.

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Làng thúng Long Hải

Làng thúng Long Hải

Long Hải được nhiều người biết đến không chỉ là bãi tắm đẹp của huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mà nơi đây từ bao đời nay nổi tiếng nghề thủ công làm thúng đi biển.

Thị trấn Long Hải thuộc huyện Long Điền là một làng chài nổi tiếng của Bà Rịa - Vũng Tàu với nghề câu mực. Khi chưa có làng thúng, mỗi khi cần thúng mới hoặc sửa chữa thúng cũ, ngư dân phải lặn lội ra tận các tỉnh miền Trung rước thợ vào làm. Thấy bà con vất vả, lại có sẵn nghề làm thúng từ "đời cố cựu", ông Đoàn Văn Thát lặng lẽ mày mò tìm vật liệu làm thúng. Những chiếc thúng câu "Made in… Long Hải" đầu tiên xuất xưởng là một sự kiện đối với làng chài này, bởi từ đây ngư dân không còn phải đi xa tìm thợ.Xem du lich vung tau

< Ông Đoàn Văn Thát, người lập nên làng thúng Long Hải.

Thúng đi biển Long Hải có mặt hầu như dọc từ Phan Thiết vào đến Cà Mau. Những hộ gia đình làm thúng mua tre già ở địa phương và Đồng Nai với giá 12-16 ngàn đồng/cây. Tre mua về được chẻ đều, vót lại và đan thành miếng rồi lận tròn. Sau khi đã nên hình thành dạng, thúng được quết phân bò và dầu chai, phơi hai nắng thì có thể sử dụng được. Thúng đường kính 1,6m phải dùng hết 5 cây tre và 5 ngày công, được bán với giá 300.000 đồng.Xem du lich teambuilding

Hơn hai mươi năm trôi qua, làng thúng Long Hải hiện có khoảng 12 hộ sống chính bằng nghề, hơn 2/3 trong số này là con cháu trong gia đình ông Thát. Anh Đoàn Văn Vượng (30 tuổi), con trai thứ của ông Thát, theo cha làm nghề đan thúng từ khi còn để chỏm đến nay cho biết:

Những năm trước nguồn nguyên liệu làm thúng dồi dào, chỉ cần qua vùng An Ngãi - Long Điền đã có thể mua được tre tốt. Nay phải đi tận Long Khánh, thậm chí lên tới La Ngà (Đồng Nai) mới tìm được tre đạt yêu cầu. Trung bình hai ngày cơ sở anh Vượng hoàn tất một chiếc thúng, từ khâu ra nan đến thành phẩm mất khoảng 12 công đoạn với 4 người làm. Các cơ sở đan thúng của em gái anh Vượng là Đoàn Thị Mạnh và Đoàn Thị Khầm v.v… nằm sát bên cũng vậy, mặc dù có khó khăn nhưng thúng làm đến đâu bán hết tới đó.Xem du lich mice

< Khách tham quan xem thuyền thúng của ngư dân Việt Nam.

Anh Đoàn Văn Vựng, chủ cơ sở làm thúng thị trấn Long Hải, cho biết: Với 50 lao động, ở đây mỗi ngày cung cấp 5-10 thúng cho khách xa gần. Một cái thúng khi hoàn thành yêu cầu phải đúng kích thước, nước không vào và có thể xài được 1 năm. Mức thu nhập bình quân 30-40 ngàn đồng/ngày của người làm thúng đã giúp hàng chục hộ gia đình ven biển thoát khỏi đói nghèo...”.

Ngoài việc ngư dân đặt thúng đi biển, các doanh nghiệp cũng đã tìm vào tận nơi đặt làm thúng để mang về dựng tiểu cảnh, trang trí cho khu du lịch.

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Về Bến Tre khám phá "Festival Dừa"

Festival Dừa
Lịch sử phát triển cây dừa Bến Tre, chưa có tư liệu nào ghi rõ nó từ đâu đến cư ngụ trên vùng đất này và đến tự bao giờ. Chỉ biết người dân Bến Tre đã gắn bó với sự sinh trưởng và phát triển của cây dừa từ rất xa xưa.
Trải qua biết bao thăng trầm, nhưng cây dừa vẫn luôn chung thủy, sinh trưởng, phát triển tốt ở vùng đất Bến Tre. Nhiều giống dừa đã cư ngụ, thích nghi và phát triển từ vùng ngọt đến vùng đất cát ven biển hay ngay cả ở vùng đất có độ phì nhiêu kém, nhiễm phèn…. Dừa ở Bến Tre nhiều vô số kể và được nhiều người biết đến như là: “miệt dừa”, “xứ dừa”, “rừng dừa”. Trong kháng chiến nhân dân Bến Tre có câu “Dừa che bộ đội, dừa vây quân thù”. Trong xây dựng quê hương, cây dừa đã trở thành loại cây đặc biệt của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội, có thể nói là cây xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu của người dân Bến Tre.

Bến Tre hiện có diện tích vườn dừa lớn nhất nước, trên 51.000 ha, với sản lượng 400 triệu trái/năm. Diện tích dừa Bến Tre ngày càng được mở rộng, cây dừa trở thành một loại cây công nghiệp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nguồn nguyên liệu cho công nghệp chế biến và phục vụ xuất khẩu. Công nghệ chế biến các sản phẩm từ dừa ngày càng được nâng cao, nhiều sản phẩm từ dừa đã bước ra thế giới. Đặc biệt, các sản phẩm từ dừa có giá trị kinh tế cao, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng ở xứ sở này và đã trở thành biểu tượng của Bến Tre.

Là xứ sở dừa Việt Nam, năm 2009 Bến Tre đã sáng tạo ra lễ hội mang đặc trưng của vùng đất xứ dừa, đó là “Lễ hội Dừa lần I”. Tiếp nối, năm 2010 Bến Tre tổ chức “Lễ hội Dừa lần II”. Đây là lễ hội lớn dành riêng cho cây dừa, nhằm mục đích tôn vinh những giá trị sáng tạo, những tài năng, tâm quyết của nghệ nhân và người thợ thủ công. Là cơ hội để giới thiệu, quảng bá tiềm năng kinh tế của Bến Tre, tiềm năng du lịch sinh thái, di tích và văn hóa lịch sử, đặc biệt là tiềm năng kinh tế qua các sản phẩm từ dừa. “Lễ hội Dừa” còn tôn vinh những cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cong ty có nhiều đóng góp, cống hiến cho sự phát triển cây dừa và ngành công nghiệp dừa, hội thảo về giá trị cây dừa. Và cũng là dịp để khách tham quan thưởng thức những món ngon, vật lạ ở Bến Tre nói riêng và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Qua 02 lần tổ chức “Lễ hội Dừa”, Bến Tre đã gặt hái được nhiều thành công và để lại ấn tượng cho du khách với các hoạt động truyền thống đặc sắc, đặc trưng của xứ dừa. Quan trọng hơn là để tiếp tục khẳng định cây dừa Bến Tre cần phải có vị trí trong danh mục cây công nghiệp quốc gia, Bến Tre mở rộng qui mô và nâng tầm “Lễ hội Dừa” lên thành “Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012” với chủ đề “Bến Tre trên đường hội nhập và phát triển”.

“Festival Dừa Bến Tre lần III” sẽ diễn ra từ ngày 04/4/2012 – 09/4/2012 tại thành phố Bến Tre, có sự phối hợp tham gia của các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh có sản xuất các sản phẩm từ dừa và sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất chế biến kinh doanh dừa trong cộng đồng dừa Châu Á – Thái Bình Dương (APCC). Và qui tụ hơn 200 doanh nghiệp, với trên 500 gian hàng giới thiệu trưng bày, giới thiệu thành tựu, các sản phẩm dừa (trong đó có khu vực dành cho các nghệ nhân thao diễn kỹ thuật tay nghề thủ công mỹ nghệ từ dừa, khu vực trưng bày các sản phẩm đạt giải tại hội thi kiểu dáng, mẫu mã hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa…) và hội chợ thương mại hàng Việt Nam chất lượng cao. Trong khuôn khổ “Festival Dừa Bến Tre lần III” các hoạt động khác cùng diễn ra như:

- Hội thảo nâng cao chuỗi giá trị cây dừa;
- Hội thi sáng tạo kiểu dáng, mẫu mã hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa;
- Tuần lễ văn hoá - nghệ thuật và các hoạt động vui chơi giải trí với các hoạt động như: Trình diễn các tác phẩm thơ, ca sáng tác về Bến Tre, gặp gỡ giao lưu giới văn nghệ sĩ tiêu biểu, tọa đàm về những nhân vật lịch sử của Bến Tre;
- Liên hoan ẩm thực Nam Bộ sẽ giới thiệu nét đặc sắc nghệ thuật ẩm thực và các món ăn, thức uống truyền thống đặc sản Nam Bộ, đặc biệt là ẩm thực từ dừa.

Đặc biệt, “Festival Dừa Bến Tre lần III” có tổ chức “Tour du lịch vườn dừa miễn phí” phục vụ khách tham quan các khu vườn dừa tiêu biểu, các điểm sản xuất kinh doanh sản phẩm dừa ở huyện Châu Thành, Mỏ Cày Nam (và ngược lại) bằng phương tiện xe ôtô buýt miễn phí.

Nằm trong chuỗi hoạt động còn có “Lễ hội đường phố” với chủ đề “Ngày hội xứ dừa” với các hoạt động như: Biểu diễn của các đoàn Nghệ thuật dân gian; múa lân sư rồng; đội kèn, trống; biểu diễn thời trang dừa; tổ chức đoàn xe hoa, xe biểu tượng được trang trí bằng vật liệu dừa.

Đặc sắc và gây ấn tượng là “Con đường dừa” được trang trí với không gian đặc sắc và những chất liệu bằng dừa, mang đậm chất dân gian. Các giống dừa, các sản phẩm từ dừa được bố trí bằng các cụm tiểu cảnh hài hòa, có tính nghệ thuật và ấn tượng.

Hay vòng chung kết hội thi “Người đẹp xứ dừa lần thứ X” cũng được diễn trong những ngày tổ chức “Festival Dừa Bến Tre lần III”, đây là sân chơi bổ ích, lành mạnh cho mọi người và để định hướng giáo dục chân – thiện – mỹ trong trong thời đại ngày nay, nhất là đối với nữ thanh niên. Qua đó, tôn vinh nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ quê hương xứ dừa nói riêng.

Chương trình lễ khai mạc, bế mạc với kịch bản nghệ thuật “sân khấu hóa” hoành tráng sẽ được trực tiếp trên sóng phát thanh truyền hình: VTV, HTV, THBT và các tỉnh bạn lân cận.

Mời bạn hãy đến xứ dừa Bến Tre, để cùng khám phá, trải nghiệm “Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012” này nhé!

Chu du trải nghiệm cồn Phú Đa-Bến Tre

“Bộ thất” chúng tôi ai cũng thích phiêu lưu, mạo hiểm, khám phá, đặc biệt là thích khám phá những vùng sông nước và cây trái. Đã ba năm miệt mài với sách vở, không có thời gian khám phá những gì yêu thích. Chỉ một năm nữa, chúng tôi sẽ ra trường, rồi mỗi đứa mỗi nơi, biết bao giờ mới có cuộc hội ngộ đầy đủ “bộ thất” thế này để thỏa chí nghịch ngợm khám phá. Điểm chúng tôi chọn khám phá là sông nước miền Tây, thế là cả bọn chọn Bến Tre. May quá, những bạn cùng lớp học có vài bạn quê ở Chợ Lách, Bến Tre. Các bạn ấy rất nhiệt tình mời chúng tôi về khám phá ở quê bạn.

Chưa có kinh nghiệm tính toán cho chuyến đi, nên cả bọn chẳng ai chú ý từ thành phố Hồ Chí Minh mình đi đến Chợ Lách là bao nhiêu km. Chỉ biết 6 giờ sáng “bộ thất” khởi hành đi bằng những con ngựa sắt đến Chợ Lách vào khoảng 9 giờ 30. Trên đường đi, qua nhiều cây cầu, nếu tính từ bờ Tiền Giang sang Bến Tre, ấn tượng nhất là cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Luông, đẹp quá. Điều lý thú nữa là khi đến đất Bến Tre, quan sát thấy đâu đâu cũng trồng dừa, đoạn đến đỉnh cầu Hàm Luông nhìn xuống, trời ơi bạt ngạt dừa ơi là dừa!

Đến thị trấn Chợ Lách, bạn tôi đưa cả bọn đến xã Vĩnh Bình. Từ đây, chúng tôi mới thực sự thỏa chí khám phá vùng sông nước mênh mông và đa chủng loại cây trái. Đầu tiên quan sát, tìm hiểu được biết cồn Phú Đa nằm giữa dòng sông Cổ Chiên thuộc xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, có diện tích đất canh tác 495 ha, với 630 hộ dân sinh sống. Toàn bộ cồn Phú Đa được địa phương phân chia thành 02 ấp (Phú Đa, Phú Bình). Hệ thống giao thông bộ trên cồn khá thuận lợi. Hệ thống giao thông thủy thì chằn chịt những con rạch, nên cũng rất thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa.

Tính từ đất liền qua phà nhỏ sang cồn Phú Đa chỉ mất 5 phút, đến cồn chúng tôi được các bạn cho đi xuồng máy quanh cồn để ngắm nhìn quan cảnh sông nước mênh mông, hít thở không khí sông nước thoải mái. Chúng tôi thấy bao quanh cồn Phú Đa là những hàng bần hay những cụm lục bình xanh ngắt chen chút, núm níu sát nhau nép mình nằm sát bờ đất cồn. Vì là vùng sông nước, nên liên tiếp có những làn gió thổi vào làm những hàng bần lúc nào cũng đong đưa trong gió và những thảm lục bình cứ nhấp nhô theo những gợn sóng vỗ vào bờ, nhìn những hình ảnh ấy nó đáng yêu, khoái chí vô cùng.

Người dân nơi đây bảo, vì nằm giữa dòng Cổ Chiên, nên vào mùa nước nổi từ đất liền nhìn ra cồn Phú Đa như một ốc đảo khổng lồ bồng bềnh trên sông. Được thiên nhiên ưu đãi nước vùng này ngọt quanh năm, lại có nhiều phù sa bồi đắp, nên vườn cây ăn trái nơi đây lúc nào cũng tươi tốt, oằn sai trĩu quả cả bốn mùa. Người dân xứ cồn đa số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, nhờ chăm chỉ canh tác mà xứ này hình thành nhiều vườn chuyên canh cây ăn trái như: Sầu riêng, chôm chôm, nhãn, xoài tứ quý… và nhiều loại cây ăn trái khác.

Phải công nhận rằng, tổng thể quan cảnh cồn Phú Đa rất đẹp. Chúng tôi cuốc bộ gần hết các con đường trên cồn, tính đi tính lại cả gần 3km, song chẳng thấy mệt là bao. Bởi lẽ do khí hậu nơi đây mát mẻ, còn giữ được nguyên sơ của miệt vườn và môi trường sinh thái trong lành, với màu xanh của những vườn cây ăn trái. Tiếp xúc với người dân nơi đây, được biết cồn Phú Đa có chiều dài hơn 3km, ngang 500m đất bãi bồi ven sông, nên rất thuận lợi cho các loài thủy sản nước ngọt hội tụ về đây sinh sống, trong đó phải kể đến sản vật thiên nhiên khá quý hiếm đó là con “ốc gạo”.

Vì sao gọi là cồn “Phú Đa”, theo lời kể qua nhiều thế hệ: Người dân xứ cồn trước đây nghèo lắm, nên người dân mới đặt tên cồn là “Phú Đa”, với mong muốn đa số người dân sẽ có cuộc sống ngày càng khá lên. Người dân nơi đây còn cho biết, ngày xưa vùng này ốc nhiều vô kể, trong cuộc sống khó khăn lúc nghèo, đói người dân thường cào ồc về làm các món ăn thay cơm, nhưng ăn riết rồi cũng ngán, nên đã đem ốc đó đến các gia đình khá giả trong vùng để đổi lấy gạo ăn. Thế là từ đó người dân quen gọi là ốc gạo Phú Đa, với mong muốn cho đa số người dân nơi đây sớm thoát khỏi cảnh cơ cực.

Bạn tôi đưa chúng tôi thăm vườn chuyên canh sầu riêng khoảng 2ha, mà mùa này theo chúng tôi được biết không phải là mùa sầu riêng, nhưng phân nữa vườn thì là những cây sầu riêng oằn sai trái, phân nữa vườn thì mới ra hoa, cả bọn đều ngạc nhiên, hỏi ra mới biết người dân ở đây áp dụng khoa học kỹ thuật để làm cho sầu riêng ra trái ngịch mùa. Hay đến tham quan vườn chôm chôm, vườn xoài tứ quý, vườn bưởi da xanh, vườn nhãn…, thì cũng đều như thế.

Ghé thăm vườn chuyên trồng nhãn, thấy trong vườn để nhiều thùng nuôi ong để lấy mật bán. Chứng kiến quy trình chủ vườn lấy mật ong, thích quá, mật ong ở đây vàng trong óng ánh và sủi bọt, chủ vườn lấy một ít pha với trà nóng, vắt vào đấy miếng tắc tươi và mời chúng tôi thưởng thức. Phải công nhận mật ong pha trà uống thiệt đã. Sau khi lấy mật, chúng tôi thấy chủ vườn thu gom các vỉ sáp ong lại, rồi làm thành những bánh to như bánh xe hơi, hỏi ra mới biết để dùng trong xây dựng. Ngoài ra, nhiều hộ dân ở đây còn sản xuất nhiều loại cây giống, trồng nhiều loại cây kiểng quý để bán.

Chu du trên cồn Phú Đa, chúng tôi thấy nơi đây còn hiện hữu: Đình Thần, Miếu bà Chúa Xứ, Nhà Thờ Phú Đa. Chưa có nhiều thời gian để tìm hiểu nhiều ở cồn Phú Đa, nhưng cả bọn đều có chung nhận xét trong tương lai cồn Phú Đa sẽ là điểm đến du lịch sinh thái – sông nước – miệt vườn rất hấp dẫn. Bởi quan cảnh nơi đây còn hoang sơ, không khí trong lành mát mẻ, người dân đôn hậu, niềm nở, ân cần mến khách. Đặc biệt, là các vườn cây ăn trái được canh tác theo thời vụ và nghịch mùa, cùng với hệ thống kênh rạch chằn chịt, cảnh sông nước hữu tình, chắc chắn sẽ thu hút du khách và sẽ thích thú khi đến khám phá nơi đây.

Chúng tôi hỏi bạn ở đây có phát triển du lịch chưa?Cong ty du lich nào tốt? Điểm ăn uống thế nào? Bạn tôi bảo hình như “chưa thấy”, điểm ăn có chỗ Ba Ngói và bạn kể ra hàng loạt món ăn dân dã, truyền thống của địa phương như: Bánh xèo nhân hến với củ hủ dừa; gỏi cuốn hến; gà ta thả vườn nấu cháo ăn với gỏi bắp chuối, cây chuối; gà nòi hầm xả; cá tai tượng chiên xù; canh chua cá ngát – cá bông lau nấu với bần, với ngó lục bình, bông so đũa, rau nhút, rau muống, rau cải trời…; tép rang dừa, cá rô, cá kèo, cá bống dừa, cá lòng tong kho tộ…. Đặc biệt, bạn tôi bảo đến cồn Phú Đa vào dịp mùng 5/5 âl, thì sẽ mặc sức thưởng thức đặc sản ốc gạo hay bánh xèo nhân ốc gạo hết sẩy luôn.

Hết một ngày chu du, thưởng ngoạn, hít thở không khí trong lành, nghịch ngợm với sông nước, thưởng thức các loại trái cây thứ thiệt tại vườn…. Từ giã cồn Phú Đa, “bộ thất” chúng tôi về lại thị trấn Chợ Lách nghỉ qua đêm. Hình như cả bọn còn luyến tiếc cái không khí yên ả, mát mẽ, trong lành, với những vườn ăn cây trái xum xuê trĩu quả và sự đôn hậu, chất phác, mến khách của người xứ cồn, cùng với những món ăn dân dã “rất tuyệt”. Hy vọng sẽ được đến nơi đây lần nữa, sẽ khá.m phá nhiều điều hay nữa và đặc biệt là được thưởng thức cho đã các loại trái cây, các món ăn dân dã, mà bạn tôi đã giới thiệu./.